Sản phụ béo phì ảnh hưởng thế nào tới thai kỳ

Azsosa
Sản phụ béo phì ảnh hưởng thế nào tới thai kỳ

Sản phụ bị béo phì khi đang trong giai đoạn mang thai có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí có nguy cơ xảy ra những biến chứng không tốt cho cả mẹ bầu lẫn em bé trong bụng. Vì thế, sản phụ cần kiêng cữ những gì để tránh gây béo phì trong giai đoạn mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

sản phụ béo phì

Béo phì khi mang thai

Béo phì gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hiện nay ở các nước đang phát triển đặc biệt là ở thành phố lớn, tỉ lệ người béo phì càng ngày tăng cao. Trong đó, số lượng sản phụ béo phì khi mang thai đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây.

Ảnh hưởng của béo phì khi mang thai

Đến sản phụ

Khi sản phụ mang thai mà mắc phải béo phì thì sẽ có những ảnh hưởng đến sức khỏe như:

  • Tiểu đường thai kỳ: Bệnh xảy ra trong giai đoạn đang mang thai, có thể ảnh hưởng về sau này em bé cũng có thể mắc tiểu đường giống như mẹ do bị di truyền.
  • Tiền sản giật: Là một rối loạn liên quan đến cao huyết áp, xảy ra trong hoặc sau khi mang thai. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người mẹ và thai nhi có thể bị sanh non.
  • Ngưng thở khi ngủ: Xuất hiện trong khi ngủ trong giai đoạn ngắn, gây mệt mỏi và làm tăng nguy cơ cao huyết áp, tiền sản giật, sản giật và các bệnh lý ở tim và phổi.

Đến thai nhi

Bên cạnh đó, béo phì cũng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ:

  • Sảy thai: Phụ nữ béo phì có tỷ lệ bị sảy thai cao hơn so với phụ nữ có cân nặng bình thường.
  • Dị tật bẩm sinh: Em bé sinh ra từ các bà mẹ béo phì có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như dị tật ở tim hay dị tật ống thần kinh.
  • Khó thực hiện xét nghiệm chẩn đoán: Cơ thể sản phụ quá nhiều mỡ gây ảnh hưởng đến quá trình chuẩn đoán sức khỏe cho thai nhi.
  • Hiện tượng thai nhi quá lớn (Macrosomia): Sẽ gây ảnh hưởng đến trong quá trình phụ nữ sanh như: Thai nhi bị kẹt khó ra ngoài, các bệnh lý liên quan,…
  • Sinh non: Sản phụ béo phì khi mang thai, có thể sanh non, em bé chưa đủ tháng.
  • Thai chết lưu: Nguy cơ béo phì ở sản phụ cũng có thể gây nên thai chết lưu có tỉ lệ cao.

Xem thêm: Viên sủi giảm cân Juicy Slim giúp giảm cân mà không cần phải kiêng cữ

Tránh béo phì khi mang thai

Phụ nữ trước khi có ý định sanh em bé, thì nên có chế độ giảm cân từ trước sẽ là cách tốt nhất, tránh những nguy cơ do béo phì gây ra. Phụ nữ có thân hình thon gọn sẽ có sức khỏe tốt hơn so với những người béo phì mang thai.

Để có phương pháp giảm cân hợp lý trước khi mang thai, phụ nữ cần có chế độ tập luyện cũng như ăn uống hợp lý để đốt cháy lượng calo mỡ thừa trong cơ thể, bạn có thể tham khảo những gợi ý bên dưới đây để giúp giảm cân hiệu quả hơn.

dinh dưỡng khi mang thai

Tập thể dục bao nhiêu để tránh béo phì khi mang thai

Phụ nữ trong quá trình mang thai, mỗi ngày nên dành ra 30 phút để tham gia các hoạt động thể thao như: Đi độ, bơi lội,….sẽ rất tốt cho quá trình sinh nở sau này. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa sinh sản, để có những bài tập giúp hạn chế béo phì trong quá trình mang thai hiệu quả nhất.

Chế độ ăn uống hợp lý

Một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, đó sẽ là bí quyết giúp tránh béo phì khi mang thai tốt nhất. Nên uống nhiều nước và bổ sung thực đơn rau xanh trong bữa ăn hằng ngày của bạn.

Có nên dùng thuốc giảm cân trước khi mang thai không

Nếu bạn đã dùng tất cả các phương pháp mà chưa giảm được cân, và chỉ số BMI vẫn ở mức cao từ 30 trở lên hoặc trên 27 khi có kèm theo một số bệnh lý như: Bệnh tiểu đường, bệnh tim, thì bác sĩ có thể đề nghị dùng thêm thuốc giảm cân. Tuyệt đối không nên dùng các loại thuốc này nếu bạn đang muốn mang thai hoặc đã có thai.

Có nên phẫu thuật giảm béo trước khi mang thai

Với người béo phì nặng và đang muốn mang thì thì có thể sử dụng phẩu thuật. Nhưng bạn nên lưu ý phải kiêng từ 1 – 2 năm sau mới mang thai nhé.

Xem thêm: Viên sủi giảm cân ketoslim dành cho chị em phụ nữ sau khi sanh em bé.

Làm gì khi người béo phì đã có thai

Nếu bạn lỡ mang thai trong lúc cơ thể vẫn béo phì, thì người mẹ cần nên thăm khám bác sĩ sản khoa và có kế hoạch chăm sóc chu đáo nhất. Người mẹ béo phì khi mang thai cần thường xuyên kiểm tra và theo dõi các chỉ số như đường huyết, huyết áp, chức năng gan, chức năng thận trong suốt thời kỳ có em bé. Điều này sẽ giúp tránh gây ảnh hưởng cho sức khỏe trong quá trình mang thai và sau khi sinh.

  • Ba tháng đầu: Khả năng sảy thai cao, bác sĩ cần cho thuốc dưỡng thai và thuốc chống co thắt.
  • Ba tháng giữa: Nguy cơ sảy thai vẫn còn, đi kèm với tiền sản giật và đái tháo đường thai kỳ,… cần theo dõi liên tục.
  • Ba tháng cuối: Nguy cơ xảy ra tăng huyết áp thai kỳ, chứng tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, hội chứng ống cổ tay khi mang thai, giãn khớp cùng chậu và nguy cơ sinh non.

Vì thế, người mẹ cần tuân thủ và làm theo các chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa sản.

Làm thế nào để kiểm soát cân nặng sau khi sinh con

Người mẹ sau khi sinh con thường có xu hướng tăng cân nhanh vì thế cần có một kế hoạch ăn uống lành mạnh nhưng đủ chất và có một kế hoạch tập luyện thể thao hợp lý để có một thân hình thon gọn. Cho con bú không chỉ là cách tốt nhất để nuôi con mà còn giúp giảm cân sau sinh. Phụ nữ cho con bú trong vài tháng thường có xu hướng giảm cân nhanh hơn.

Vì thế, béo phì có những ảnh hưởng nhất định đến thai kỳ. Chính vì vậy, những chị em nào đang có ý định muốn có em bé thì nên giảm cân trước đi nhé.

Lời kết

Trên đây là những tổng hợp về “Sản phụ béo phì ảnh hưởng thế nào tới thai kỳ” từ blog azsosa. Hy vọng với những chia sẽ trên, sẽ phần nào giúp sản phụ hiểu rõ hơn về vấn đề béo phì khi mang thai mà bản thân đang gặp phải. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng để lại bình luận bên dưới nhé.

Bài viết liên quan:

Sản phụ béo phì ảnh hưởng thế nào tới thai kỳ
Azsosa



source https://azsosa.com/san-phu-beo-phi-anh-huong-the-nao-toi-thai-ky/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tengsu Có Tốt Không? Công Dụng? Thành Phần? Giá Bao Nhiêu?

Hạ Khang Đường Có Tốt Không? Giá Bán Chính Hãng?

Viên sủi Zextor hỗ trợ tăng cường sinh lý cho nam giới | Azsosa.com